Giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy viết tay

(02/07/2019 | 10:15)
Chia sẻ  Facebook

Hiện nay, việc mua bán nhà đất bằng giấy viết tay vẫn được thực hiện trong các giao dịch dù mang đến nhiều rủi ro nếu có xảy ra tranh chấp.

mua bán nhà đất bằng giấy viết tay
Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý không?

Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý khi nào?

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, điều 129, nếu hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy viết tay thì được coi là vô hiệu, trừ một số trường hợp cụ thể.

Những trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy viết tay được công nhận như sau:

“Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”

Khi bộ luật dân sự 2015 chính thức có hiệu lực thi hành quy định về các văn bản hợp đồng mua bán nhà đất, trong đó có hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy viết tay đã có nhiều điểm mới hơn so với trước. Theo đó, nếu các bên trong giao dịch chỉ được lập bằng văn bản thì vẫn có thể được công nhận là giao dịch có hiệu lực pháp luật nếu như các bên trong giao dịch đã tiến hành được ít nhất 2/3 nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời một trong các bên có đơn yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền công nhận tính có hiệu lực của giao dịch.

mua ban nha dat bang giay viet tay co gia tri phap ly khong

Hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý chỉ trong một số trường hợp đặc biệt

Cần công chứng mọi giấy tờ giao dịch để tránh rủi ro

Theo quy định tại Điều 450, Bộ luật dân sự năm 2005, hình thức hợp đồng mua bán nhà ở phải tuân thủ: "Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

Bên cạnh đó, tại Khoản 3, Điều 93, Luật nhà ở 2005 cũng đã quy định: "3. Hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn, trừ các trường hợp sau đây:

a) Cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng;

b) Bên bán, bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở;

c) Thuê mua nhà ở xã hội;

d) Bên tặng cho nhà ở là tổ chức".

Như vậy, Căn cứ vào quy định tại Điều 450, Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan về hình thức hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng này phải được lập thành văn bản, có chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền hoặc chứng nhận của công chứng. Không thoả mãn các điều kiện này, hợp đồng mua bán nhà sẽ bị coi là vô hiệu, đặc biệt là các hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy viết tay.

Pháp luật hiện hành không công nhận hình thức hợp đồng chuyển nhượng, mua bán nhà đất bằng giấy viết tay. Do đó, bạn sẽ không có cơ sở để tiến hành đăng ký đất đai và xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Dù luật mới đã có những quy định có lợi hơn nhưng việc mua bán nhà đất bằng giấy viết tay vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro. Người mua có khả năng mất trắng nếu có tranh chấp phát sinh và bị kiện. Mua bán trao tay sẽ không được Tòa án chấp nhận là giao dịch hợp pháp nên sẽ bị xem là giao dịch vô hiệu. Vì vậy, khi thực hiện việc mua bán nhà thì nên có hợp đồng mua bán có công chứng, chứng thực.


NhaDatNhanh.vn





 
Xem phong thuy CHỌN HƯỚNG NHÀ THEO PHONG THỦY Xem phong thuy