Ngày 26/10, Thông tư 25/2018/TT-BCT của Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16 trước đó, quy định về thực hiện giá bán điện sẽ chính thức có hiệu lực. Đây được xem là chính sách mới giúp những đối tượng ở nhà thuê giảm đáng kể chi phí tiền điện sinh hoạt.
Hiện ở TP.HCM, giá điện trung bình tại các nhà trọ khoảng 3.500 – 4.500 đồng/kWh, ở Hà Nội là 4.000 – 5.000đồng/kWh; các thành phố khác như Cần Thơ, Đà Nẵng cũng từ 3.000 – 3.500 đồng/kWh. Giá điện này được chủ cho thuê nhà hay cho thuê phòng trọ thu gồm tiền điện cộng với tổn thất, chi phí chiếu sáng và dùng chung.
“Vợ chồng tôi mỗi tháng sử dụng khoảng 150kWh điện, bà chủ tính giá đến 4.000 đồng/kWh tức hết 600.000 đồng. Trong khi đó nếu được tính giá điện sinh hoạt như bình thường thì tôi chỉ tốn hơn 270.000 đồng”, anh Lê Tình (31 tuổi, ở trọ tại P.Định Công, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết.
Giá điện những người thuê nhà, thuê phòng trọ như anh Tình phải đóng hiện rất phổ biến. Mức giá này cao hơn rất nhiều so với gia bán lẻ điện sinh hoạt theo quy định. Cụ thể, giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện được chia làm 6 bậc thang, có nghĩa là cứ số lượng điện tiêu thụ càng cao thì giá bán sẽ càng tăng theo từng bậc.
Trả lời về những điểm mới của Thông tư 25, phía đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trước hết là sửa đổi “trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình).
Theo đó, thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai được đầy đủ số người áp dụng định mức sử dụng điện thì áp dụng giá bán lẻ điện theo bậc thang thứ 3 (Bậc 3: cho kWh từ 101 – 200 giá bán lẻ 1.858 đồng/ kWh + thuế GTGT) cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.
Trường hợp bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà) và trả tiền điện như một hộ khách hàng bình thường.
Đặc biệt, đối với những khu nhà trọ, nhiều người thuê nhưng không cùng gia đình vẫn có cách tính mới được xem là có lợi cho người thuê và người cho thuê. Trong trường hợp này, chủ nhà cho thuê trọ cần kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào chứng từ xác nhận tạm trú.
Cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện. Điều này cũng có nghĩa 1 người được tính 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức.
Ví dụ một chủ nhà trọ có 3 phòng cho thuê, số người thuê là 10 người, thì được cấp định mức cho 2,5 hộ. Giả sử điện năng tiêu thụ trong tháng cả nhà trọ là 550 kwh. Tiền điện chủ nhà cho thuê phải thanh toán sẽ tính theo cách là:
Còn với người ở trọ ví dụ 4 người/phòng (tương đương 1 hộ), tiêu thụ 250kWh/tháng. Cách tính sẽ là:
Cách tính này mang lại lợi ích cho cả người thuê trọ và chủ nhà. Bởi nếu chủ nhà cho thuê chỉ tính một công tơ tổng (1 định mức) thì số lượng điện tính tiền ở bậc cao sẽ lớn và chi phí cao. Còn chủ nhà kê khai số người để được tính theo nhiều định mức, số lượng điện sẽ được phân bổ và tính theo từng bậc từ thấp tới cao theo từng định mức.
NhaDatNhanh.vn
![]() |
CHỌN HƯỚNG NHÀ THEO PHONG THỦY |
![]() |