BĐS công nghiệp hưởng lợi làn sóng di dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam

(04/05/2019 | 04:50)
Chia sẻ  Facebook

Theo CBRE Việt Nam, nhiều nhà máy của các doanh nghiệp nước ngoài đang dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam. Điều này đem lại nhiều cơ hội đầu tư mới hấp dẫn cho bất động sản công nghiệp Việt Nam.

bất động sản công nghiệp 2019
BĐS công nghiệp hưởng lợi làn sóng di dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam

Xu hướng dịch chuyển sản xuất mạnh mẽ

Xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á không phải quá mới khi chi phí sản xuất tại Trung Quốc tiếp tục tăng, khiến cho việc di dời dường như trở thành một lựa chọn khả thi về mặt tài chính đối với nhiều nhà sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn có một số nguyên nhân chính khác cần được nhấn mạnh.

Trong tương quan quy mô kinh tế của các nước ASEAN, Việt Nam có thể sẽ được hưởng lợi từ sự dịch chuyển sản xuất này do ưu điểm từ các chỉ số kinh tế quan trọng như tăng trưởng GDP, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong khi đó, lạm phát vẫn duy trì ở mức tích cực; Chính phủ tiếp tục đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng; việc tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương cũng đã giúp các nhà sản xuất tiếp cận được tốt hơn đến các thị trường xuất khẩu chính.

Các yếu tố này ngày càng quan trọng hơn trong khi tính cạnh tranh của Việt Nam về chi phí đầu tư đất và lao động (so với Trung Quốc và các nước láng giềng khác) đã được chỉ ra trong nhiều khảo sát tiếp tục được duy trì.

bds cong nghiep huong loi lan song di doi nha may tu trung quoc sang viet nam

Bên cạnh đó, xu hướng này cho thấy sự thành công của Chính Phủ trong việc cải thiện các dự án hạ tầng trọng điểm như triển khai các tuyến đường cao tốc mới, mở rộng các cảng biển và sân bay... đã thu hút các chủ đầu tư khu công nghiệp xây dựng mới hoặc mở rộng các khu công nghiệp gần các cơ sở hạ tầng này. Đổi lại, các chủ đầu tư khu công nghiệp có thể giới thiệu các dự án cơ sở hạ tầng mới này như một phần đề nghị của họ để thu hút các khách thuê từ Trung Quốc.

Làn sóng doanh nghiệp tìm đến Việt Nam

Thời gian qua, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định song phương và đa phương khác nhau, bao gồm 5 hiệp định thương mại tự do trong khu vực ASEAN, 6 hiệp định với các đối tác, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ́n Độ, Úc và New Zealand và 4 hiệp định thương mại tự do song phương, trong đó có Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – châu Âu và CPTPP.

Lợi ích chính từ các hiệp định thương mại này là xóa bỏ các rào cản thương mại giữa các nước thành viên, giúp thu hút các doanh nghiệp thiết lập quy trình sản xuất tại Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu tới thị trường các nước thành viên. Ngoài ra, Việt Nam cũng ít có khả năng bị áp đặt chiến tranh thương mại hơn so với Trung Quốc từ cuộc chiến tranh Mỹ – Trung.

bds cong nghiep huong loi lan song di doi nha may tu trung quoc sang viet nam

Tương tự như hiệp định thương mại tự do ký kết giữa Mỹ với Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa là, trong ngắn hạn, các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam như dệt may, giày dép, thiết bị di động, điện tử tiêu dùng, đồ gỗ, thủy sản, va li, túi xách và máy móc có thể tìm thấy hướng tiếp cận tốt hơn vào thị trường Mỹ.

Cho đến nay, chúng ta có thể thấy những doanh nghiệp lớn đều đang dịch chuyển một phần chuỗi cung ứng của họ vào Việt Nam để giảm thiểu rủi ro chiến tranh thương mại. Cụ thể, số lượng nhà máy sản xuất của Apple tại Việt Nam tăng từ 16 (2015) lên 22 nhà máy (2018). Tất cả đều là công ty có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Gần đây, một nhà cung cấp của Apple (GoerTek) đã quyết định trụ sở sản xuất AirPods của họ (tai nghe không dây) vào Việt Nam.

Mặt khác, Tập đoàn Samsung Electronics đã công bố dừng hoạt động nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc vào cuối năm 2018 (Nguồn: Reuters). Tại Việt Nam, tỷ lệ sản xuất nội địa nhảy vọt từ 34% tổng giá trị sản phẩm trong năm 2014 lên 57% trong năm 2017. Hiện tại, 29 công ty Việt Nam đóng vai trò là nhà cung cấp số 1 của Samsung (mục tiêu trong năm 2018: 35 nhà máy, 2019: 42 nhà máy, và 2020: 50 nhà máy)

bds cong nghiep huong loi lan song di doi nha may tu trung quoc sang viet nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam ‘nóng’ theo

Theo dự báo của CBRE cho các quý còn lại năm 2019 và cả năm 202, nguồn cung bất động sản công nghiệp tại Việt Nam sẽ tăng trưởng để hưởng lợi từ sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc.

Với thị trường và khách thuê đang ngày càng am hiểu thị trường, chủ đầu tư cũng đa dạng sản phẩm cho thuê gồm đất cho thuê, nhà xưởng và kho xây sẵn cho thuê để mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Tại một số vị trí chiến lược nhất định, CBRE cũng nhận thấy nhà xưởng xây sẵn cũng đang thay đổi, với nguồn cung dịch chuyển từ nhà xưởng một tầng truyền thống thông thường sang nhà xưởng cao tầng, khoảng từ 2 - 6 tầng.

Mặc dù hiện tại, nguồn cung nhà xưởng cao tầng còn hạn chế, đây có thể sẽ là một xu hướng mới khi Việt Nam mong muốn thu hút các ngành công nghệ cao và công nghiệp nhẹ vốn đòi hỏi nhà xưởng chất lượng cao.

NhaDatNhanh.vn





 
Xem phong thuy CHỌN HƯỚNG NHÀ THEO PHONG THỦY Xem phong thuy